Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu - Những Thông Tin Cần Biết

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu – Những Thông Tin Cần Biết

Trong vận tải quốc tế, do chặng vận chuyển xa nên không thể lường trước được các rủi ro có thể gặp phải, đó là lý do nhiều doanh nghiệp mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Liệu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có khác biệt nhiều so với bảo hiểm vận tải trong nước không, cùng khoahocxuatnhapkhauonline.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu ONLINE Ở Đâu Tốt Nhất

1.Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Khi hai bên mua Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là thì hợp đồng bào hiểm được xem cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm góp cho người bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

Căn cứ theo hợp đồng bảo hiểm người mua hoặc người bán tuỳ theo điều kiện thương mại và điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã thoả thuận với nhau. Đối tượng bảo hiểm ở đây chính là hàng hoá đã được mua bảo hiểm.

2.Vì sao cần mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Có nhiều rủi ro trong vận tải quốc tế không lường trước được, gây ra tổn thất rất lớn thì chủ tàu và chủ hàng gặp khó khăn về tài chính để khắc phục hậu quả. Vì vậy, việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là cần thiết, mang lại những tác dụng sau:

Thứ nhất, giảm bớt rủi ro cho hàng hoá do hạn chế tổn thất nhờ tăng cường bảo quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.

Thứ hai, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước. Khi các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nhập hàng theo giá FOB, CF, xuất theo giá CIF, CIP sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước với nước ngoài. Nhờ có hoạt động bảo hiểm trong nước các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nước ngoài, nói cách khác là không phải xuất khẩu vô hình.

Thứ ba, khi các công ty có tổn thất hàng hoá xảy ra sẽ được bồi thường một số tiền nhất định giúp họ bảo toàn được tài chính trong kinh doanh. Số tiền chi bồi thường của các công ty hàng năm là rất lớn chiếm khoảng 60%-80% doanh thu phí bảo hiểm.

Thứ tư, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thành nguyên tắc thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế. Nên khi hàng hoá xuất nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất các bên tham gia sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng có liên quan.

3.Vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu có các vai trò như sau:

Thứ nhất, hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải được hàng hoá trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hoá. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm.

Thứ hai, vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão, lốc, sóng thần…. vượt quá sự kiểm soát của con người. Hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở những nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kông… do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

Thứ ba, theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định. Trên vận đơn đường biển, rất nhiểu rủi ro các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngày cả các công ước quốc tế cũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở (Hague, Hague Visby, Hamburg….).Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

Thứ tư, hàng hoá xuất nhập khẩu thường là những hàng hoá có giá trị cao, những vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các rủi ro có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trở thành một nhu cầu cần thiết.

Thứ năm, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã trở thành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương.

Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương mại quốc tế.

4.Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Cách tính phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu

Ví dụ:

Công ty A nhập khẩu 15.000MT phân bón đóng bao DAP giá FOB (Indonesia) là 200USD/tấn. Cước vận tải về cảng Cát Lái: 10USD/tấn. Lô hàng được vận chuyển trên tàu STARSHIP URSA (tuổi tàu 25 tuổi).

Lô hàng tham gia bảo hiểm 110%CIF Cát Lái theo điều kiện (Clause) A. Tính tổng phí bảo hiểm Công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên.

Cách tính phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu:

– Tính số tiền bảo hiểm:

+ Tổng giá FOB của lô hàng: 200 USD x 15.000MT = 3,000,000 USD (C)

+ Tổng cước vận tải phải trả: 10USD x 15.000MT = 150,000 USD (F)

+ Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A, giả sử = 0,30%

+ Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí chính + phụ phí (nếu có). Giả sử không tính phụ phí.

R = 0,30%

+ Quy đổi thành giá CIF (nếu có):

CIF = (C + F)/(1-R) = 3,150,000/0,7 = 3,160,112 USD

+ Số tiền bảo hiểm = 110% CIF = 3,160,112 x 110% = 3,476,123 USD

– Tính phí bảo hiểm:

+ Phí hàng hoá = STBH x R = 3,476,123 USD x 0,32% = 11,123.59 USD

+ Phí tàu già (tỷ lệ phí tàu 25 tuổi, hàng rời là 0,125%)

Phí bảo hiểm =3,476,123 USD x 0,125% = 4,345.15USD.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *