Các Loại Giấy Phép Xuất Nhập Khẩu

Các Loại Giấy Phép Xuất Nhập Khẩu – Mẫu Và Thủ Tục Xin Cấp

Giấy phép xuất nhập khẩu là chứng từ chứng minh tính hợp pháp, cho phép các hàng hóa dịch vụ trong nước có thể đem trao đổi buôn bán với các đất nước khác.

Giấy phép xuất nhập khẩu là một văn bản liên quan đến một hàng hóa nào đó đạt tiêu chuẩn có thể xuất hoặc nhập khẩu theo nhiều con đường và các phương tiện vận chuyển khác nhau. Giống như việc xin cấp giấy phép thành lập công ty, thì xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu cũng cần phải đảm bảo được các yêu cầu điều kiện riêng.

Việc xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa là một công việc bắt buộc cần phải thực hiện khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc sản phẩm hàng hóa với nhiều mục đích khác nhau.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu ONLINE Ở Đâu Tốt Nhất

1.Mẫu giấy phép xuất nhập khẩu

Các Loại Giấy Phép Xuất Nhập Khẩu

Giấy phép kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu xăng dầu

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu là loại giấy phép chỉ áp dụng đối với xuất nhập khẩu xăng dầu. Để đăng ký giấy phép kinh doanh xăng dầu các doanh nghiệp cần phải có đủ điều kiện như về cảng nội địa và hệ thống cảng quốc tế để vận chuyển xăng dầu, dung tích kho chứa phải đủ lớn và đủ các tiêu chuẩn,…

Giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm

Một trong những điều kiện mà khi xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm hoặc giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh thì các doanh nghiệp phải có địa chỉ thường trú thuộc lãnh thổ Việt Nam. Và có đủ điều kiện văn bằng do các cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp, có đội ngũ nhân viên đủ kinh nghiệm,…

Giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa

Giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa là văn bản dùng chung và bắt buộc đối với mỗi sản phẩm hàng hóa. Ngoài giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa thì đối với mỗi loại lại có những điều kiện khác đi kèm.

Giấy phép xuất nhập khẩu thuốc

Giấy phép xuất nhập khẩu thuốc là một trong những loại giấy phép mà có tỉ lệ xin cấp là khá cao. Để có thể xin cấp được giấy phép xuất nhập khẩu thuốc bắt buộc các doanh nghiệp cần phải có thêm giấy chứng nhận của Bộ Y tế. Giấy chứng nhận của Bộ Y tế sẽ đánh giá được sự cần thiết cũng như khẳng định được các vấn đề chứng nhận tác dụng của thuốc được xuất nhập khẩu không nằm trong danh mục bị cấm.

Giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu

Giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu giống như việc xin cấp giấy phép thành lập công ty xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp khi xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu cần tuân theo một quy trình bắt buộc và có đầy đủ điều kiện mà Bộ Công Thương yêu cầu đối với mỗi doanh nghiệp đó.

2. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia.

Phân loại giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu tự động:

Là giấy phép được Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Riêng hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan vào nội địa được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian.

“Tự động” là khi doanh nghiệp nộp đầy đủ , chính xác hồ sơ thì Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép nhập khẩu mà không cần phải đáp ứng thêm điều kiện gì

Tuy nhiên hiện nay, loại giấy phép này chỉ được áp dụng đối với một số mặt hàng đặc thù như phân bón, thép,….Trong khi các mặt hàng được quy định tại Thông tư 24/2010/TT-BCT đã bị tạm ngừng cấp loại giấy phép này.

– Giấy phép nhập khẩu không tự động:
Là giấy phép được áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra.

Giấy phép nhập khẩu không tự động được áp dụng cho các loại hàng hóa:

+ Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh;

+ Hàng nhập khẩu phi mậu dịch;

+ Hàng nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công (kể cả hàng nhập khẩu để lắp ráp, sửa chữa, bảo hành);

+ Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan và hàng sản xuất, gia công, lắp ráp trong các khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa;

+ Hàng nhập khẩu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế;

+ Hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư.

Danh mục hàng hóa được cấp giấy phép nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của một số Bộ, ngành cụ thể:

Bộ Danh mục hàng hóa được cấp giấy phép nhập khẩu Căn cứ pháp lý
Bộ Công thương + Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ;

+ Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan

Mục I Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Bộ Giao Thông vận tải pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải

 

Mục II Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Thông tin và Truyền thông

+Phân bón

+Thuốc bảo vệ thực vật,…..

+ Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.

+ Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

. Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;

. Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;

. Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.

Mục III Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Mục V Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Bộ Y tế +Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

+Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam

+Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc,……

Mục VII Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Vàng nguyên liệu Mục VIII Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu được thực hiện như sau:

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép như trên.
Hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

– Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

– Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

Bước 3: Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ quy định pháp luật có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.

Một số văn bản quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể:

STT Văn bản Hàng hóa nhập khẩu
1 Nghị định 36/2016/NĐ-CP Nhập khẩu trang thiết bị y tế
2 Nghị định 108/2017/NĐ-CP Nhập khẩu phân bón
3 Nghị định 47/2011/NĐ-CP Nhập khẩu tem bưu chính
4 Thông tư 16/2012/TT-NHNN Nhập khẩu vàng nguyên liệu
5 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT Nhập khẩu giống cây trồng; Thuốc bảo vệ thực vật; Thức ăn chăn nuôi

3.Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh. Do đó, để xin giấy phép xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý 02 thủ tục quan trọng liên quan đến xin giấy phép xuất khẩu như sau:

– Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nói chung;

– Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu với những mặt hàng cụ thể theo pháp luật chuyên ngành.

a. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp cụ thể là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Chẳng hạn, đối với kinh doanh xuất nhập khẩu theo loại hình công ty hợp danh thì cần chuẩn bị hồ sơ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên;

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền
Người thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong những phương thức sau đây:

– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

– Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Xem xét, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu đã hoàn thành. Để xuất nhập khẩu mặt hàng cụ thể, doanh nghiệp cần đáp ứng thêm các điều kiện xuất nhập khẩu của mặt hàng đó và một trong đó các điều kiện đó là xin giấy phép xuất khẩu và thực hiện thủ tục hải quan là có thể thực hiện xuất khẩu thành công.

b. Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu các hàng hóa cụ thể

Điều 31 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP đã quy định rằng, đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu phải xin giấy phép xuất khẩu của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép được quy định tại Phụ lục III 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, gồm các hàng hóa như: Tiền chất công nghiệp; khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng); nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc; vàng nguyên liệu,… Như vậy, với những hàng hóa cụ thể cần xin giấy phép xuất khẩu thì thủ tục xin giấy phép xuất khẩu sẽ được quy định khác nhau. Chẳng hạn, thủ tục xin giấy phép xuất khẩu đối với tiền chất công nghiệp được thực hiện qua những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu tiền chất công nghiệp
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị xin Giấy phép xuất khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu quy định;

– Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu lần đầu;

– Bản sao hợp đồng hoặc một trong các tài liệu: Thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng tiền chất công nghiệp;

– Báo cáo về tình hình xuất khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp của Giấy phép đã được cấp gần nhất đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu

Tổ chức, cá nhân đề nghị xin giấy phép xuất khẩu tiền chất công nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu và cấp giấy phép xuất khẩu tiền chất công nghiệp

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc, cơ quan cấp phép kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép xuất khẩu tiền chất công nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Vậy là thủ tục xin giấy phép xuất khẩu đã hoàn thành. Để xuất khẩu hàng hóa, cá nhân, tổ chức chỉ cần thực hiện thủ tục hải quan là hàng hóa được xuất khẩu thành công.

Hy vọng thông tin về Phí AMS  được Kênh Khóa học xuất nhập khẩu online giới thiệu trên đây sẽ hữu ích tới bạn.

>>>>> Tham khảo thêm:

FCA Là Gì

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Local Charges Là Gì?

C/O là gì? Các loại C/O

Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *