msds hóa chất

MSDS là gì? Cách Tìm MSDS Của Hóa Chất

Vận chuyển hàng hóa thì an toàn là trên hết. Thực tế, có khá nhiều câu chuyện hi hữu xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa là hóa chất, là bài học kinh nghiệm rút ra cho nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi tính chất của nó rất nguy hiểm, doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết, chuẩn bị sao cho kỹ lưỡng và an toàn nhất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải cần đến bảng chỉ dẫn MSDS chuyên dùng cho hàng hóa chất.

Vậy MSDS là gì? Cách tìm MSDS của hóa chất như nào? Cách làm MSDS như thế nào? Hãy cùng Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. MSDS là gì? MSDS là viết tắt của từ gì?

MSDS được viết tắt từ cụm “Material Safety Data Sheet” , hay chính là bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu (hóa chất). Cụ thể, MSDS là văn bản chứa các thông tin cần thiết về hàng hóa chất, giúp cho người làm việc biết được đó là loại hóa chất như nào để có thể đảm bảo an toàn khi làm việc. Nếu trong tình huống khẩn cấp, nó sẽ giúp con người có thể xử lý nhanh chóng.

Thường chúng đề cập đến những vấn đề sau:

MSDS là gì

    • Ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với sản phẩm, vật liệu hoặc hóa chất.
    • Có thể gây nguy hại khi vận chuyển, lưu trữ hoặc sử dụng
    • Có khả năng ảnh hưởng đến người lao động như phơi nhiễm khi tiếp xúc
    • Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp

2. Vai trò của MSDS trong xuất nhập khẩu

MSDS đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa chất nguy hiểm.

– Tác dụng cảnh báo nguy hiểm

MSDS có các nhãn ghi chú giúp cảnh báo nguy hiểm. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất cảnh báo các mối nguy hiểm khi bạn không tuân thủ đúng khuyến nghị khi vận chuyển, xử lý vật liệu/hóa chất đó.

– Giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp an toàn khi vận chuyển hàng hóa chất

MSDS đảm bảo cho quá trình bốc xếp hàng hóa dễ dàng, xây dựng các phương án vận chuyển, giúp bạn xử lý các tình huống khẩn cấp, giải quyết chúng nhanh chóng, dễ dàng hơn.

– Cung cấp thông tin cho người lao động để sử dụng vật liệu/hóa chất một cách an toàn nhất.

– Giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.

Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu, Cam Kết 100% Hiệu Quả

3. Ai sẽ là người làm MSDS? Cách làm MSDS

MSDS sẽ do người bán/người xuất khẩu cung cấp. Các thông tin trong MSDS được quy định rõ ràng trong Pháp luật, vì vậy nếu các thông tin trong MSDS không chính xác hay là giả, doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt theo quy định của Pháp luật.

Cách làm MSDS như thế nào? Lô hàng được gửi đi phải kèm theo Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất từ đại lý vận chuyển, sau đó chuyển qua FedEx, DHL, TNT, UPS,… để Hải quan An ninh chuyển đi.

Nếu có vấn đề gì phát sinh, người bán sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

4. Nội dung bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS

Theo quy định, một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất phải bao gồm những thông tin sau:

– Thông tin chung: Tên sản phẩm, thành phần, tên gọi, công ty sản xuất.

– Thông tin về MSDS (Preparation Information): địa chỉ, tên, số điện thoại người lập MSDS; ngày lập; số điện thoại; email;…

– Thông tin sản phẩm (Product Information): Tên sản phẩm, tên hóa học, hóa chất và công thức; các thông tin nhận dạng sản phẩm, địa chỉ, số điện thoại khẩn cấp.

– Thành phần độc hại (Hazardous Ingredients): Tên hóa học và nồng độ liên quan đến chất độc; LD50 và LC50 chỉ ra khả năng gây độc ngắn hạn của sản phẩm; số CAS cung cấp thêm thông tin chi tiết khi sản phẩm có nhiều tên gọi.

– Tính chất vật lý của sản phẩm (Physical Data): Tính chất đặc trưng sản phẩm, cách sử dụng, lưu trữ, xử lý sau khi sử dụng, và nó sẽ phản ứng thế nào với những sản phẩm khác.

– Nguy cơ cháy nổ (Fire and Explosion Hazard): Nhiệt độ và điều kiện có thể khiến hóa chất bắt lửa hoặc phát nổ

Khi đó Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất bao gồm thông tin về

+ UEL (Upper explosion limit – Giới trên gây nổ)

+ UFL (Upper flammable limit – Giới trên gây cháy).

Tức là nồng độ cao nhất của một chất trong không khí sẽ tạo ra cháy hoặc nổ khi có nguồn lửa (nhiệt, tia lửa hoặc ngọn lửa).

+ LEL (Lower explosion limit – Giới hạn thấp gây nổ)

+ LFL (Lower flammable limit -giới hạn thấp gây cháy)

Tức là nồng độ thấp nhất của một chất trong không khí sẽ tạo ra cháy hoặc nổ.

Khi một chất có nồng độ từ LEL đến UEL sẽ gây cháy nổ.

– Các dữ liệu về phản ứng (Reactivity Data)

Thông tin về sản phẩm, hóa chất có thể gây phản ứng hóa học trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, và hóa chất khác.

Với trường hợp lưu trữ cần có những điều kiện gì để sản phẩm ổn định, cách xử lý để không gây nguy hại.

– Các thuộc tính gây độc (Toxicology Properties): Tác hại của việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất (Khả năng xâm nhập vào cơ thể; Ảnh hưởng gì đến các cơ quan của cơ thể; ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn khi tiếp xúc với sản phẩm).

– Biện pháp phòng ngừa (Preventative Measures): Hướng dẫn sử dụng, xử lý và bảo quản an toàn sản phẩm; Các thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc thiết bị an toàn cần thiết; Các hướng dẫn làm sạch hóa chất nếu có sự cố tràn; Thông tin về các quy định và yêu cầu xử lý chất thải sau khi sử dụng.

– Biện pháp sơ cứu (First Aid Measures): Các biện pháp sơ cứu liên quan đến tác động cấp tính khi tiếp xúc với hóa chất; Thông tin nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp

5. Các mặt hàng cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS

– Những mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm khi vận chuyển như các loiaj hàng hóa dễ cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn,…

– Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… dạng bột hay dạng lỏng cần có MSDS để cơ quan chức năng kiểm tra xem nó có thực sự an toàn với người tiêu dùng không.

– Các sản phẩm có nồng độ cồn trên 5% cần có MSDS và công văn cam kết đi kèm.

6. Cách tìm MSDS của hóa chất

MSDS (Material Safety Data Sheet) là tài liệu quan trọng cung cấp thông tin về tính chất, an toàn, và quy định liên quan đến một loại hóa chất cụ thể. MSDS có thể được tìm thấy dễ dàng thông qua một số phương tiện sau đây:

– Yêu cầu từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp: Nếu bạn đã mua hoặc sử dụng hóa chất từ một nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, họ phải cung cấp MSDS theo yêu cầu của pháp luật. Bạn có thể yêu cầu Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất trực tiếp từ họ.

– Tìm trên trang web của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp: Nhiều nhà sản xuất và nhà cung cấp cung cấp MSDS trên trang web của họ. Thường, bạn có thể tìm kiếm theo tên hóa chất hoặc mã số CAS (Chemical Abstracts Service) của nó.

– Dịch vụ tìm kiếm trực tuyến: Có một số dịch vụ trực tuyến cung cấp tìm kiếm MSDS miễn phí. Bạn có thể nhập tên hóa chất hoặc mã số CAS vào công cụ tìm kiếm để tìm thông tin MSDS.

– Liên hệ với cơ quan quản lý hóa chất: Trong một số trường hợp, cơ quan quản lý hóa chất hoặc an toàn nghề nghiệp có thể cung cấp MSDS hoặc hướng dẫn cách tìm chúng. Ở Hoa Kỳ, cơ quan Environmental Protection Agency (EPA) có một trang web với thông tin hữu ích.

– Sử dụng ứng dụng di động: Có một số ứng dụng di động và công cụ tìm kiếm MSDS có sẵn trên các cửa hàng ứng dụng. Bạn có thể tải ứng dụng này và tìm kiếm MSDS bằng tên hóa chất hoặc mã số CAS.

Khi bạn đã tìm được MSDS, hãy đảm bảo đọc và hiểu nó cẩn thận. MSDS cung cấp thông tin về an toàn và quy định liên quan đến hóa chất, bao gồm cách xử lý an toàn, biện pháp cứu hỏa, và quy định về bảo vệ cá nhân.

Trên đây là các thông tin về MSDS trong xuất nhập khẩu hàng hóa chất, cách làm và nội dung trong 1 MSDS. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *