LC chuyển nhượng là LC, theo đó người hưởng lợi (người hưởng lợi thứ nhất) có thể yêu cầu ngân hàng được ủy quyền (ngân hàng chuyển nhượng) thực hiện việc trả tiền, cam kết trả tiền sau, chấp nhận hoặc chiết khấu,
Hoặc trong trường hợp LC được chiết khấu tự do, ngân hàng được ủy quyền trong LC với vai trò là ngân hàng chuyển nhượng sẽ phân bổ toàn bộ hay một phần LC cho một hay nhiều người hưởng lợi khác (người hưởng lợi thứ hai).
>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu ONLINE Ở Đâu Tốt Nhất
LC chuyển nhượng thuộc loại LC không hủy ngang, được áp dụng cho hợp đồng mua bán qua trung gian, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện LC và quyền được đòi tiền của mình cho người hưởng lợi thứ hai.
Như vậy, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần nghĩa vụ và quyền lợi của LC.
I. Các bên tham gia trong LC chuyển nhượng:
Trong giao dịch LC chuyển nhượng, các bên tham gia bao gồm:
- Nhà nhập khẩu hay người mua là người mở LC gốc, gọi là Người mở (Applicant).
- Nhà xuất khẩu, người bán hay người cung ứng, gọi là Người thụ hưởng thứ hai (second beneficiary), hay bên thứ ba (third party).
- Nhà trung gian (middleman) là Người thụ hưởng thứ nhất (first beneficiary). – Ngân hàng phát hành LC gốc (gọi là Issuing Bank).
- Ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng LC cho Người thụ hưởng thứ hai gọi là Ngân hàng chuyển nhượng (transferring bank).
- Nếu LC được thông báo cho nhà xuất khẩu qua một ngân hàng khác (không phải ngân hàng chuyển nhượng), thì ngân hàng thông báo này được gọi là Ngân hàng của nhà xuất khẩu hay Ngân hàng của Người thụ hưởng thứ hai.
- LC phát hành cho Người thụ hưởng thứ nhất gọi là LC gốc (primary LC).
- LC đã được chỉnh sửa (thay đổi một số nội dung của LC gốc) thông báo cho Người thụ hưởng thứ hai gọi là LC chuyển nhượng (transferred LC).
II. Phương thức LC chuyển nhượng
Phương thức LC chuyển nhượng chia thành các hình thức sau:
1. Chuyển nhượng toàn phần (Full Transfer)
Người thụ hưởng thứ nhất chuyển nhượng toàn bộ giá trị của LC cho người thụ hưởng thứ hai. Trường hợp này thường xảy ra khi người mua và người bán có quan hệ công ty mẹ con; hoặc người trung gian giữ chức năng là nhà môi giới để hưởng hoa hồng, không có hàng hóa cung cấp nên chuyển nhượng toàn bộ trị giá của LC cho người cung ứng hàng hóa (người thụ hưởng thứ hai).
Các đặc điểm của chuyển nhượng toàn phần thường không cần thay thế hóa đơn và hối phiếu, đồng thời người hưởng lợi thứ nhất sẽ từ bỏ quyền đối với các sửa đổi LC. Điều này là vì người trung gian được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ của giá trị LC.
Ngân hàng chuyển nhượng sau khi nhận được LC gốc từ NHPH cùng với chỉ thị chuyển nhượng của nhà trung gian sẽ tiến hành chuyển nhượng LC bằng cách gửi thông báo chuyển nhượng có đính kèm LC gốc trực tiếp cho người thụ hưởng thứ hai (nếu trong cùng một nước) hoặc qua ngân hàng thông báo (nếu ở khác nước).
Khi nhận được bộ chứng từ của người thụ hưởng thứ hai, ngân hàng chuyển nhượng sẽ chuyển thẳng và nguyên vẹn bộ chứng từ (không có thay thế chứng từ) cho NHPH.
2. Chuyển nhượng một phần (Partial Transfer)
Nhận được LC gốc, người thụ hưởng thứ nhất chỉ chuyển nhượng một phần trị giá của LC này cho người thụ hưởng thứ hai.
Thông thường, chuyển nhượng một phần thì người thụ hưởng thứ nhất phải thay thế chứng từ (hóa đơn và hối phiếu), đồng thời phải bảo lưu quyền từ chối/chấp nhận các cửa đổi của LC gốc có được thông báo cho người hưởng lợi thứ hai không nếu người trung gian muốn ăn chênh lệch giá; tuy nhiên việc thay thế này là không bắt buộc, nếu người trung gian muôn hưởng hoa hồng.
Những lý do khiến cho người trung gian chỉ chuyển nhượng một phần giá trị của LC bao gồm:
- Người trung gian được hưởng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng nghĩa là giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị LC mà họ được hưởng.
- Cần có nhiều nhà cung ứng hàng hóa cho cùng một lô hàng nên phải chia nhỏ trị giá của LC thành nhiều phần để thực hiện.
Tổng trị giá của các LC chuyển nhượng riêng rẽ không được vượt quá số tiền của LC gốc, miễn là việc giao hàng từng phần và thanh toán từng phần không bị cấm, và toàn bộ những lần chuyển nhượng riêng rẽ như vậy được xem chỉ là một lần chuyển nhượng. .
Ví dụ: Một LC có thể chuyển nhượng trị giá 500.000 USD, cho phép giao hàng nhiều lần. Người trung gian căn cứ vào tiến độ giao hàng và hơn đồng, chuyển nhượng cho chủ hàng số một số tiền là 200.000 USD, chi hàng số hại trị giá 150.000 USD… Việc chuyển nhượng từng phần riêng rẽ như vậy vẫn được coi là chuyển nhượng một lần.
Cho dù chuyển nhượng toàn phần hay một phần, một LC có thể chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần, nghĩa là người thụ hưởng thứ hai không được phép chuyển nhượng tiếp LC mà mình nhận được.
Tuy nhiên, đôi khi các bên có thể thỏa thuận người hưởng lợi thứ hai sẽ chuyển nhượng toàn bộ hoặc từng phần LC cho người hưởng lợi thứ nhất. Điều này thường xảy ra khi người hưởng lợi thứ hai không có khả năng cung ứng hàng hoá và người hưởng lợi thứ nhất phải quyết định mua hàng hoá từ một nguồn khác.
3. Nội dung LC chuyển nhượng
LC chỉ có thể được chuyển nhượng khi tuân thủ các điều kiện và điều khoản của LC gốc, ngoại trừ các nội dung sau, được viết tắt theo quy tắc A PEPSI (là viết tắt 5 chữ cái đầu của các điều kiện):
– Amount: số tiền của LC chuyển nhượng.
– Price: đơn giá của LC chuyển nhượng.
– Expiry: thời hạn của LC chuyển nhượng.
– Presentation period: thời hạn xuất trình chứng từ muộn nhất.
– Shipment date: thời hạn giao hàng muộn nhất.
Tất cả các điều khoản trên đây chỉ có thể được thay đổi theo nguyên tắc giảm đi hoặc rút ngắn đi. Không một điều khoản nào trên đây được phép tăng lên hoặc kéo dài thêm.
– Insurance percentage: tỷ lệ bảo hiểm: chỉ có thể điều chỉnh tăng lên để đạt tới số tiền bảo hiểm quy định trong LC gốc hoặc nếu không quy định cụ thể thì tối thiểu phải bằng 110% trị giá hóa đơn theo LC gốc.
UCP cho phép 5 điều kiện trên được thay đổi khi chuyển nhượng LC, tuy nhiên cũng không cấm các sự thay đổi khác, miễn là NH chuyển nhượng thấy việc thay đổi điều khoản đó không rủi ro cho mình.
Ví dụ: LC gốc quy định được phép giao hàng từng phần (Partial shipment allowed) nhưng LC được chuyển nhượng có thể quy định giao hàng từng phần không được phép (Partial shipment not allowed).
Ngoài ra, trong LC chuyển nhượng tên của nhà trung gian có thể thay thế cho tên của người mở LC (nhà nhập khẩu), nhưng nếu LC gốc quy định tên người mở LC phải được thể hiện rõ ràng trên bất kỳ chứng từ nào, ngoại trừ hóa đơn, thì yêu cầu này phải được đáp ứng.
II. Quy trình thanh toán LC chuyển nhượng
Diễn giải các bước thực hiện như hình:
(1) NH của KH ghi nợ tài khoản của KH (nhà nhập khẩu)
(2) NH của KH chuyển toàn bộ thu nhập cho NH của bên trung gian
(3) Ghi có lợi nhuận cho nhà trung gian (chênh lệch hóa đơn)
(4) Chuyển giá trị thu nhập còn lại cho ngân hàng phục vụ nhà cung ứng (nhà xuất khẩu)
(5) Ghi có giá trị thu nhập còn lại cho nhà xuất khẩu
Hy vọng thông tin về LC Chuyển Nhượng Là Gì? Quy Trình Thanh Toán LC Chuyển Nhượng được Kênh Khóa học xuất nhập khẩu online giới thiệu trên đây sẽ hữu ích tới bạn.
Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
>>>>> Tham khảo thêm:
Phương Thức Thanh Toán Ứng Trước – Advanced Payment
HS Code Là Gì? Cách Tra Cứu HS Code Chính Xác Nhất
Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
C/O là gì? Các loại C/O