Phí AMS Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu – Logistics?

Phí AMS Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu – Logistics?

Những năm gần đây thị trường Mỹ luôn được xem là một trong thị trường xuất khẩu hàng hóa tiềm năng của Việt Nam. Nhưng khi muốn xuất nhập hàng từ Việt Nam sang Mỹ bạn phải chú ý đến một loại phí đặc biệt là phí AMS.

Để biết rõ hơn về loại phí này sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể phí AMS là gì? Bản chất của phí AMS là gì? Tất cả thông tin về AMS chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu ONLINE Ở Đâu Tốt Nhất

1. Phí AMS là gì?

Đối với tất cả các container, hàng hóa khi vào Mỹ đều phải thực hiện khai báo AMS. Phí Automated Manifest System hay AMS– Là Hệ thống truyền manifest tự động.

Đây là quy trình bắt buộc đối với các hàng hóa nhập vào cảng/sân bay phải thực hiện tại hải quan Mỹ .

Phí AMS do chính hãng tàu đặt ra và đồng thời thu booking party – forwarder bởi hàng tàu là bên có nghĩa vụ làm thủ tục khai báo cho lô hàng nên họ sẽ có trách nhiệm thu phí này từ bên xuất khẩu. Đây được coi như phí dịch vụ cho việc khai báo AMS thay cho bên xuất khẩu.

Trong một vài trường hợp người xuất khẩu có thể gặp phí AMS đối với hàng đi Trung Quốc, tuy nhiên đây chỉ là cách gọi của một số bên, tên đúng của phí dành cho hàng đi Trung Quốc là AFS (Advance Filing Surcharge) – Mặc dù phí AMS và AFS có cùng tính chất và ý nghĩa nhưng do nó là của 2 quốc gia khác nhau nên sẽ có cách gọi tên khác nhau.

2. Bản chất của phí AMS là gì? Tại sao phải áp phí AMS

Sau sự kiện khủng bố 11 tháng 9 tại Mỹ AMS, năm 2003 Mỹ đã đề ra phí AMS nhằm đảm bảo an ninh. Cụ thể, tất cả container, hàng hóa vào Mỹ sẽ được báo trước và nhận biết sơ lược trước khi cập cảng.

Giống với nguyên tắc “ Trước 24 giờ” của khai ENS cho hàng đi Châu u, theo đó bên xuất khẩu phải cung cấp các thông tin manifest của lô hàng – cụ thể là thông tin về tên hàng, số lượng, trọng lượng, người bán, người mua, cảng đi, cảng đến cho hải quan Mỹ chậm nhất là “24 giờ trước khi hàng load lên tàu”

Phí AMS áp dụng cho cả vận tải đường biển và đường hàng không, áp dụng cho tất cả hàng nhập vào Mỹ nhằm mục đích phòng chống buôn lậu, khủng bố. Đồng thời, hải quan Mỹ có thể tiến hành phạt tiền đối với lô hàng của bên xuất khẩu nếu AMS bị khai báo trễ hoặc quên khai báo (lỗi hãng tàu hoặc booking agent).

Phí AMS là gì?

3. Mức thu phí AMS

Phí AMS được thu theo Bill. Mức thu AMS thường rơi vào khoảng 30-40 USD/lô hàng (tức 30-40 USD/bill).

AMS sẽ không thu theo số lượng và khối lượng của hàng, không phải hàng càng nhiều thì phí phải nộp sẽ cành cao mà dù là 1 hay 100 container nhưng nếu chung 1 bill of lading vẫn sẽ chỉ thu một lần là 30-40 USD. Mức phí này được áp dụng cho tất cả hàng qua hải quan Mỹ với cả hàng Sea và hàng Air.

Như vậy, doanh nghiệp cần xác định trước những chi phí như phí AMS trước khi xuất hàng sang Mỹ. Việc nắm bắt được đầy đủ các loại thuế và phụ phí trong xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn lường trước chi phí tổn thất có thể xảy ra. Căn cứ vào đó để có điều chỉnh mức giá trong Hợp đồng ngoại thương cho phù hợp tránh những thiệt hại khi mua bán hàng quốc tế với doanh nghiệp Hoa Kỳ.

4. Ai là người khai AMS cho container

Trên thực tế, phí AMS do các đơn vị hãng tàu sẽ khai báo cho Master Bill. Còn các Forwarder hay booking agent thì phí AMS sẽ được khai báo cho House Bill.

5. Hậu quả khi hãng tàu khia trễ AMS theo quy định

Trong trường hợp hãng tàu khai báo AMS trễ sẽ phải chịu đóng tiền phạt từ phía hải quan Mỹ lên tới 5000 USD/lô hàng.

Hải quan Mỹ sẽ thông báo án phạt này sau vài tháng thậm chí là 1 năm kể từ khi hàng hóa chính thức onboard. Mức tiền đóng phạt sẽ bị cộng dồn cho tất cả các lô hàng hãng tàu kê khai trễ hạn trong suốt thời gian đó.

Khi trễ hạn khai báo AMS, và không đóng số tiền phải đóng phạt sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của bên xuất khẩu hàng hóa đồng thời bên xuất khẩu cũng sẽ bị cho vào danh sách đen đối với các lô hàng đi sau sau này sang thị trường Mỹ.

Hy vọng thông tin về Phí AMS  được Kênh Khóa học xuất nhập khẩu online giới thiệu trên đây sẽ hữu ích tới bạn.

>>>>> Tham khảo thêm:

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Local Charges Là Gì?

C/O là gì? Các loại C/O

Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế

Tổng hợp thuật ngữ xuất nhập khẩu thường sử dụng

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *