Phương Thức Thanh Toán Ứng Trước - Advanced Payment

Phương Thức Thanh Toán Ứng Trước – Advanced Payment

Phương Thức Thanh Toán Ứng Trước – Advanced Payment

Người mua chấp nhận giá hàng của người bản bằng đơn đặt hàng chắc chắn (không huỷ ngang, đồng thời chuyển tiền thanh toán một phần hay toàn bộ cho người bán, nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hoá được người bản chuyển giao cho người mua.

Trong phương thức thanh toán ứng trước, ngân hàng có thể tham gia qua việc nhận và chuyển tiền thuần túy cho các bên.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu ONLINE Ở Đâu Tốt Nhất

1. Thời điểm thực hiện phương thức thanh toán ứng trước

Trong thực tế, khi áp dụng phương thức thanh toán ứng trước, mốc thời gian làm căn cứ trả tiền trước có thể là:

  • Ngay khi ký kết hợp đồng hay trả tiền cùng với đơn đặt hàng.
  • Sau một thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.
  • Trả trước khi giao hàng một thời gian nhất định (sau khi nhận được tiền một thời gian nhất định thì mới giao hàng).

Như vậy, việc trả tiền luôn xảy ra trước khi hàng hóa được chuyển giao.

2. Mục đích của phương thức thanh toán ứng trước

Thanh toán ứng trước trong ngoại thương nhằm mục đích:

  • Hoặc nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu;
  • Hoặc nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của nhà nhập khẩu.

a/ Nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu:

Người mua và người bán tin tưởng nhau trên cơ sở đã làm ăn lâu dài, người mua có đơn đặt hàng lớn, nhưng người bán không có đủ vốn sản xuất và thu mua hàng hoá, hai bên thỏa thuận để người mua ứng tiền trước (cấp tín dụng) cho người bán trong một thời gian nhất định. Số tiền thanh toán ứng trước nhiều hay ít phụ thuộc vào trị giá hợp đồng, nhu cầu vốn của người xuất khẩu và khả năng cấp tín dụng của người nhập khẩu.

Do ứng trước tiền, nên nhà nhập khẩu được giảm giá mua hàng.

b/ Nhà nhập khẩu trả tiền trước cho nhà xuất khẩu với tính chất là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng:

Ví dụ: Một nhà sản xuất hàng dân dụng nhận được một đơn đặt hàng từ vật khách hàng chưa có quan hệ từ trước, hay khách hàng này đã từng thanh toán không sòng phẳng. Để tránh rủi ro tín dụng, người bán yêu cầu khách hàng phải ứng tiền trước.

Thông thường, người bán gửi một bản báo giá cho người mua, trên cơ sở đó nếu người mua chấp nhận thì tiến hành đặt mua hàng. Bản báo giá còn là bằng chứng để người mua làm các thủ tục đặt mua hàng, xin giấy phép nhập khẩu hay giấy phép ngoại hối. Sau khi nhận được tiền thanh toán của người mua, nhà sản xuất mới tiến hành giao hàng.

Vì khoản tiền trả trước nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng chứ không phải bên mua cấp tín dụng cho bên bán, nên không được tính lãi suất, Số tiền ứng trước nhiều hay ít tùy thuộc vào độ tin cậy của người mua, giá hợp đồng, tính chất hàng hoá và thời hạn giao hàng.

3. Ưu điểm của các bên trong phương thức thanh toán ứng trước

a/ Đối với nhà nhập khẩu:

– Khả năng chắc chắn nhận được hàng hoá ngay cả khi nhà xuất khẩu vì một lý do nào đó không còn muốn giao hàng.

– Do thanh toán trước, nên người nhập khẩu có thể thương lượng với nhà xuất khẩu để được giảm giá.

b/ Đối với nhà xuất khẩu:

– Do được thanh toán trước, nên nhà xuất khẩu tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà nhập khẩu.

– Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.

– Do nhận được tiền thanh toán trước, nên năng lực tài chính của nhà xuất khẩu được tăng cường.

Phương Thức Thanh Toán Ứng Trước - Advanced Payment

4.Rủi ro và trách nhiệm trong phương thức thanh toán ứng trước

a/ Đối với nhà nhập khẩu:

– Uy tín và khả năng của người bán (Trustworthiness and capability of the seller): Sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng, giao hàng thiếu, không có khả năng giao hàng như thỏa thuận, hoặc thậm chí bị phá sản. Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu một bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay một dạng bảo lãnh khác từ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

– Hàng hoá có được bảo hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển Người hưởng lợi bảo hiểm phải là người nhập khẩu ngay cả trong trường | hợp nhà xuất khẩu mua bảo hiểm hàng hoá.

b/ Đối với nhà xuất khẩu:

– Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước trong khi đó hàng hóa đã được nhà xuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm, hoặc nếu nhi hàng đã gửi đi, thì phải chở hàng quay trở về và phải tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá bán.

– Người bán phải giao hàng khi nhận được xác nhận của ngân hàng phục vụ mình là tiền thanh toán chuyển đến đã được ghi có vào tài khoản của người bán.

– Khi đã nhận được tiền hàng thanh toán đầy đủ, người bán có nghĩa vụ bảo đảm giao hàng theo đúng đơn đặt hàng của người mua, đồng thời thu xếp vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người bán chịu trách nhiệm làm việc này.

Hy vọng thông tin về Phương Thức Thanh Toán Ứng Trước – Advanced Payment được Kênh Khóa học xuất nhập khẩu online giới thiệu trên đây sẽ hữu ích tới bạn.

Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

>>>>> Tham khảo thêm:

HS Code Là Gì? Cách Tra Cứu HS Code Chính Xác Nhất

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Local Charges Là Gì?

C/O là gìCác loại C/O

Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *