Có nhiều tính huống tranh chấp xảy ra đối với phương thức thanh toán LC trong thanh toán quốc tế khiến doanh nghiệp lúng túng khi sử dụng phương thức này.
Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ thanh toán LC, chúng ta sẽ phân tích về tình huống xảy ra tranh chấp trong thanh toán LC và các hướng giải quyết trong bài viết dưới đây:
>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu ONLINE Ở Đâu Tốt Nhất
Tình huống tranh chấp trong thanh toán LC
Nội dung và diễn biến sự việc tranh chấp trong thanh toán LC:
1. Nội dung các dữ liệu liên quan Tình huống tranh chấp trong thanh toán LC:
- Người xuất khẩu (Bene) : Công ty VN
- Người nhập khẩu (App) : Công ty NN
- Ngân hàng phát hành : NHPH-NN
- Ngân hàng chiết khấu : NHCK-VN
- Mặt hàng xuất khẩu : Gừng tươi
- Thanh toán: LC trả ngay không hủy ngay, không có xác nhận.
– LC cho phép chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào tại VN (available with any bank in Vietnam by negotiation).
2. Diễn biến tranh chấp liên quan đến chứng từ thanh toán LC:
– Ngày 10/2/2009: NHCK-VN chiết khấu bộ chứng từ và gửi đi đòi tiền NHPH-NN.
– Ngày 13/2/2009: NHPH-NN nhận được chứng từ. Theo quy định của LC, thời hạn thanh toán bộ chứng từ này chậm nhất là ngày 20/2/2009 (5 ngày làm việc cộng với 2 ngày nghỉ). Tuy nhiên, quá thời hạn này, NHPH-NN vẫn không thanh toán cũng như không có phản hồi gì về tình trạng của bộ chứng từ.
– Ngày 27/2/2009: NHPH-NN mới gửi thông báo cho NHCK-VN bức điện thông báo lỗi sai biệt của bộ chứng từ và từ chối thanh toán với nội dung:
+ Điều kiện quy định trong mục 2, trường 47A không được thỏa mãn (Diễn giải mục 2, trường 47A trong LC quy định rằng: Hàng hóa phải được đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu và ghi chú rõ nước xuất xứ, phải có ký mã hiệu rõ ràng trên mỗi bao kiện/container và trên tất cả các bao kiện/container).
+ Gừng tươi là hàng hóa dễ hỏng, nhưng người xuất khẩu lại xếp hàng bằng container khô. Hà
– Ngày 29/2/2009, NHCK VN gửi điện không chấp nhận việc bắt lỗi vì:
+ NHPH-NN không thực hiện thông báo lỗi sai biệt và từ chối thanh toán trong thời hạn 5 ngày làm việc theo quy định của UCP600 dành cho NHPH.
+ Bản thân các lỗi được thông báo không phải là lỗi sai biệt của bộ chứng từ (Điều 5 UCP600 quy định rõ: Các ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ mà không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà chứng từ có thể có liên quan).
– Sau đó, ngày 26/3/2009, NHPH-NN gửi điện thông báo rằng hàng hóa đã bị hủy do bị hỏng và không thể sử dụng được. Đồng thời, thông báo rằng NHPH-NN nhận được lệnh của toà án về việc ngừng thanh toán. Sau đó, NHPH-NN đã gửi toàn bộ hồ sơ liên quan đến phán quyết của tòa án, tuy nhiên, các chứng từ này đều bằng tiếng địa phương.
Quan điểm của NHCK-VN: Với cách làm của NHPH-NN là trái với Anh lệ quốc tế về phương thức LC, đó là ngân hàng chỉ làm việc trên chứng từ, mọi tranh chấp giữa người mua và người bán phải được xử lý bên ngoài giao dịch của ngân hàng với ngân hàng (đặc biệt NHCK-VN đã chiết khấu BCT theo ủy quyền trong LC). Hơn nữa, NHPH-NN đã ký hậu BL và giao BCT cho khách hàng lấy hàng, nên NHPH-NN không thể thoái thác trách nhiệm thanh toán BCT theo cam kết trong LC với NHĐCĐ.
Ý kiến của bạn về Tình huống tranh chấp trong thanh toán LC là như thế nào?
II. Giải pháp cho Tình huống tranh chấp trong thanh toán LC
1. Về nội dung và diễn biến sự việc tranh chấp trong thanh toán LC::
– Vì NHPH-NN không liên lạc với NHCK-VN, thì làm sao biết được là NHPH-NN nhận được bộ chứng từ vào ngày 13/2/2009. Hơn nữa, ngày 10/2/2009 NHCK-VN chiết khấu và gửi chứng từ, thì ngày 13/2/2009 (chi 3 ngày) NHPH-NN ở châu u đã nhận được chứng từ. Cần xem lại dữ kiện này.
– Do trong LC quy định nội dung đóng gói không rõ ràng:… “đóng gói tiêu chuẩn xuất khẩu đối với gừng tươi”…là như thế nào? Người xuất khẩu đã làm đúng chưa?
2. Về phía NHCK-VN:
Không có sai sót gì và không chịu trách nhiệm gì, vì chiết khấu bộ chứng từ là có truy đòi, nên khi không nhận được tiền từ NHPH-NN thì quay sang truy đòi người xuất khẩu.
3. Về luật Bangladesh:
Trong trường hợp này ý chí pháp luật của Bangladesh chính là phán quyết của tòa án.
4. Về thương vụ và LC:
Gừng tươi khó bảo quản, dễ hỏng, do đó khi ký hợp đồng thương mại phải hết sức chặt chẽ điều khoản về chất lượng và đóng gói. Phải có kiểm định hàng hóa trước khi giao hàng và công ty kiểm định phải do người nhập khẩu chỉ định. Các điều khoản này phải được đưa vào trong LC..
Một quy tắc rất quan trọng trong thanh toán bằng LC đó là, một khi NHPH đã thanh toán thì luôn luôn là miễn truy đòi. Sau khi NHPH đã thanh toán LC, thì phán quyết của tòa án địa phương ngăn cản việc thanh toán của NHPH trở nên vô hiệu.
Chính vì vậy, người thụ hưởng phải đặc biệt chú ý đến điều khoản trong LC là có cho phép đòi tiền bằng điện hay không? và NHTB cũng cần tự vấn cho khách hàng về vấn đề này. Người thụ hưởng muốn được an toàn hơn thì dùng LC xác nhận hoặc điều kiện cơ sở giao hàng EXW.
5. Về thông lệ và tập quán quốc tế UCP 600 với luật quốc gia:
UCP là văn bản do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức mang tính hiệp hội (phi chính phủ), chứ không phải là một tổ chức liên chính phủ, do đi UCP không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên cũng như các bên liên quan. Do là văn bản pháp lý tùy ý nên ICC được miễn trách khi có sai sót, tôn thất phát sinh trong quá trình áp dụng.
Thực tế cho thấy, do UCP có thể bị lợi dụng để gian lận và lừa đảo nên một số luật quốc gia đã có hướng bổ sung nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị hại, bất kể quyết định của tòa án là trái ngược với UCP.
Tuy nhiên, về cơ bản, luật quốc gia thường tôn trọng mà ít khi có những đối đầu với Thông lệ quốc tế. Sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp lý này tùy thuộc vào đặc thù của từng nước, mức độ phát triển kinh tế và sự hòa nhập vào nền mậu dịch quốc tế. Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch với UCP, thì Luật quốc gia sẽ vượt lên trên và được tuân thủ.
Quan điểm này của các nhà soạn thảo UCP được nói rõ trong tài liệu ICC số xuất bản 511:
“Do được dẫn chiếu áp dụng vào LC, UCP chi phối giao dịch LC là cơ bản nhưng không phải là duy nhất. Toà án và trọng tài thường vận dụng UCP bởi nó là một tuyển tập các thông lệ và tập quán về LC được phổ biến và thông dụng nhất trên toàn thế giới. Nó được hiểu như là một văn bản đạt được sự hoàn hảo gần với một bộ luật quốc tế. Tuy nhiên, một điều mà chúng ta phải thừa nhận là sự áp dụng của UCP vào LC không ngăn cản việc tòa án áp dụng luật pháp quốc gia. Thời gian qua có nhiều cuộc tranh luận về pháp lý, đặc biệt là các trường hợp có những đối nghịch giữa UCP và luật quốc gia. Quan điểm của ICC là UCP sẽ không nêu ra những vấn đề pháp lý như vậy và UCP không thể thay đổi được luật quốc gia. Những tranh chấp nếu có tốt nhất là để tòa xem xét và phán quyết”.
6. Kết luận về Tình huống tranh chấp trong thanh toán LC::
NHPH-NN không thể làm được gì khác ngoài việc chấp hành lệnh của tòa án. Còn đối với người xuất khẩu Việt Nam thì phải suy nghĩ nghiêm túc một điều là:
Cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo theo LC, thì khả năng có lấy được tiền hay không còn phụ thuộc vào việc thực hiện hợp đồng thương mại hàng hóa đến tay người mua có đúng, đủ, kịp thời hay không…), nghĩa là người mua không dễ gì bỏ tiền ra để mua một lô hàng không đáng giá, vì đứng đằng sau họ còn có pháp lý quốc gia bảo vệ.
Hy vọng thông tin về Tình Huống Tranh Chấp Trong Thanh Toán LC được Kênh Khóa học xuất nhập khẩu online giới thiệu trên đây sẽ hữu ích tới bạn.
Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
>>>>> Tham khảo thêm:
- ODM Là Gì? Hàng ODM Là Gì? Khác Biệt Giữa ODM Và OEM Là Gì?
- FIATA Bill Of Lading (FBL) Là Gì? Các Vấn Đề Cần Lưu Ý
- LC Chuyển Nhượng Là Gì? Quy Trình Thanh Toán LC Chuyển Nhượng
- Phương Thức Thanh Toán Ứng Trước – Advanced Payment
- HS Code Là Gì? Cách Tra Cứu HS Code Chính Xác Nhất