FCA Là Gì? Cách Sử Dụng Điều Kiện FCA Incoterm 2020

FCA Là Gì? Cách Sử Dụng Điều Kiện FCA Incoterms 2020

Điều kiện FCA là điều kiện thuộc nhóm F trong thương mại quốc tế Incoterm – bộ quy tắc được công nhận trên toàn cầu với chức năng hướng dẫn bên bán và bên mua trong việc soạn thảo và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

FCA luôn được các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng bởi nó có ưu điểm vượt trội.

Vậy FCA là gì ? Điều kiện sử dụng FCA Incoterm 2020 như thế nào ? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu ONLINE Ở Đâu Tốt Nhất

I.FCA là gì

FCA (được viết tắt bởi cụm từ Free Carrier ) : Là một điều khoản của Incoterm, trong đó người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định, tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm chỉ định khác.

Các bên cần phải quy định rõ địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng, vì rủi ro được chuyển cho người mua tại địa điểm đó.

II.Nội dung điều kiện FCA Incoterm 2020

2.1: Về phương thức vận tải

Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

2.2: Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (FCA – Free Carrier)

– Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua bằng hai cách:

1) Khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng.

2) Khi mà nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.

Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi mà rủi ro được chuyển giao cho người mua và kể từ thời điểm đó mọi chi phí sẽ do người mua chịu.

2.3 : Nơi giao hàng và địa điểm giao hàng cụ thể

Các bên nên quy định rõ ràng địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng chỉ định. Điều này sẽ giúp các bên xác định rõ được khi nào và tại đâu thì hàng hóa và rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang cho người mua,cũng đồng thời là điểm mà từ đó mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng sẽ do người mua chịu. Nếu hai bên không có thỏa thuận về một địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có nhiều điểm có thể giao hàng,thì người bán có thể chọn một địa điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình

2.4 : Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:

Điều kiện FCA yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa,nếu có. Tuy nhiên người bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu haowjc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu

2.5: Vận đơn với dấu On- board trong mua bán FCA

FCA là điều kiện có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.Giả sử hàng hóa được một người giao nhận nhận hàng tại Las Vegas, sẽ không thể có một vận đơn On-board được phát hành bởi người chuyên chở từ Las-vegas,bởi lẽ thành phố này không có cảng biển nên tàu chuyên chở không thể cập bến để lấy hàng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bán hàng tại Las-Vegas cần một vận đơn và dấu On-board, mặc dù trên thực tế hàng hóa sẽ phải được người chuyên chở đến Las-Vegas lấy hàng sau đó mới đưa lên tàu chuyên chở đến Los-Angeles. Để giải quyết các trường hợp mà sử dụng điều kiện FCA nhưng người bán vẫn cần một vận đơn có dấu On-board thì ở Incoterm 2020,FCA đã quy định thêm việc chuyên chở có thể được người mua hàng chỉ định để phát hành vận đơn có dấu On-board cho người bán

Nếu hai bên cùng đồng ý thỏa thuận trong hợp đồng về việc này, người mua sẽ phải chỉ định người chuyên chở của mình phát hành một vận đơn có dấu On-board cho người bán

Nếu người chuyên chở đồng ý với điều này theo như yêu cầu của người mua, thì khi hàng hóa đã lên tàu lại Los-Angeles, người chuyên chở sẽ phát hành cho người bán một vận đơn có dấn On-board trên đó

Việc này tuy giải quyết vấn đề về việc người bán có thể gặp những trường hợp cần vận đơn On-board đã nêu ở trên, nhưng dường như trở nên không cần thiết bởi vì khi người chuyên chở phát hành cho người bán một vận đơn On-board thì sau đó người bán sẽ vẫn phải gửi bộ vận đơn lại cho người mua để có thể nhận hàng, Hai bên có thể ngay từ khi đàm phán, thỏa thuận về việc yêu cầu xuất trình một vận đơn xác nhận rằng người chuyên chở đã nhận hàng để xếp lên tàu

FCA – tuy là điều kiện chỉ với 3 chữ cái. Nhưng để áp dụng được đúng bộ điều kiện này chúng ta cần lưu ý các nghĩa vụ giữa người mua và người bán

III. Nghĩa vụ của người bán (Seller) trong điều kiện FCA

A1. Nghĩa vụ chung của người bán

Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi. Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.

A2. Giao hàng

Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại địa điểm chỉ định, nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định.

Người bán phải giao hàng trong ngày giao hàng đã định hoặc trong khoảng thời gian giao hàng đã định hoặc tại một thời điểm nằm trong khoảng thời gian này được người mua thông báo theo mục B10(b). Việc giao hàng được hoàn thành:

Khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng; hoặc

Khi mà nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.

Nếu một địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định không được người mua thông báo theo mục B10(d) và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có một số điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn điểm giao hàng phù hợp nhất cho mục đích của mình.

A3. Chuyển giao rủi ro

Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng được đề cập ở mục
B3.

A4. Vận tải

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, người bán, nếu người mua yêu cầu, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức việc vận chuyển hàng hóa. Nếu người mua yêu cầu hoặc do tập quán thương mại, người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo những điều kiện thông thường với những chi phí ra rủi ro do người mua chịu. Trong cả hai trường hợp, người bán hoàn toàn có thể từ chối ký hợp đồng vận tải và nếu từ chối người bán phải thông báo ngay cho người mua biết về việc đó.

A5. Bảo hiểm

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí, những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm.

A6. Chứng từ giao hàng/vận tải

Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao theo như mục A2.

Người bán phải giúp đỡ người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí do người mua chịu, lấy chứng từ vận chuyển hàng hóa cho người mua.

Nếu người mua đã chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho người bán chứng từ vận tải theo như mục B6 thì người bán sau đó cũng sẽ phải cung cấp lại chứng từ đó cho người mua.

A7. Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

a) Về thông quan xuất khẩu

Nếu có quy định, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất khẩu như là:

  • Giấy phép xuất khẩu;
  • Kiểm tra an ninh;
  • Giám định hàng hóa; và
  • Bất kỳ quy định pháp lý nào.

b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu

Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc nước nhập khẩu.

A8. Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu

Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy A8 định ở mục A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói.

Người bán có thể đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng gói hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.A9. Phân chia chi phí

Người bán phải trả:

a) Toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người mua trả theo mục B9;

b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng hàng hóa đã được giao;

c) Chi phí về thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu, nếu có, nộp thuế xuất khẩu và bất kì
chi phí nào khác phải trả khi xuất khẩu theo như mục A7(a); và

d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết theo mục B7(a).

A10. Thông báo cho người mua

Người bán phải thông báo cho người mua bất ki thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng theo như mục A2 hoặc báo cho người mua biết kịp thời việc người vận tải hoặc người khác do người mua chỉ định đã không nhận được hàng trong thời gian quy định.

IV. Nghĩa vụ của người mua (buyer) trong điều kiện FCA

B1. Nghĩa vụ chung của người mua

Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán. Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.

B2. Nhận hàng

Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục A2.

B3. Chuyển giao rủi ro

Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm hàng được giao B3 theo mục A2.

Nếu:

a) Người mua không thể chỉ định một người chuyên chở hoặc người khác theo như mục A2 hoặc thông báo cho người bán như mục B10; hoặc

b) Người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định theo mục B10(a) đã không nhận được hàng, người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

B4. Vận tải

Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua theo như mục A4.B5. Bảo hiểm

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.

B6. Bằng chứng của việc giao hàng

Người mua phải chấp nhận các bằng chứng, chứng từ chứng minh rằng hàng hóa đã được giao theo mục A2. Nếu các bên đã thỏa thuận,người mua phải chịu rủi ro và chi phí để chỉ định người chuyên chở phát hành cho người bán một chứng từ vận tải chứng minh rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu (ví dụ như là vận đơn có dấu On-board)

B7. Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu

Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu.

b) Thông quan nhập khẩu

Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu, như là:

  • Giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho việc quá cảnh;
  • Kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu và quá cảnh;
  • Giám định hàng hóa; và
  • Bất kỳ quy định pháp lý nào.

B8. Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu

Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán.

B9. Phân chia chi phí

Người mua phải:a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo mục A9;

b) Hoàn trả tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi giúp người mua theo mục A4, A5, A6 hoặc A7(b);

c) Nếu có quy định, trả tất cả các thứ thuế, lệ phí và các chi phí khác cũng như chi phí làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu theo như mục B7(b); và

d) Trả mọi chi phí phát sinh do không chỉ định được người chuyên chở hoặc người khác đến nhận hàng theo như mục B10 hoặc do người chuyên chở hay người khác do mình chỉ định theo mục B10 không nhận được hàng với điều kiện hàng hóa đã được xác định là hàng hóa của hợp đồng.

B10. Thông báo với người bán

Người mua phải thông báo cho người bán về:

a) Danh tính của người chuyên chở hay người khác do mình chỉ định để nhận hàng trong một khoảng thời gian phù hợp để người bán có thể sắp xếp việc giao hàng theo như mục A2;

b) Thời điểm nhận hàng nếu người mua xác định nhận hàng vào một thời điểm nhất định thuộc khoảng thời gian đã định đề người chuyên chở hoặc người khác do mình chỉ định có thể nhận hàng

c) Phương tiện chuyên chở được sử dụng bởi người chuyên chở hoặc người khác do mình chỉ định; và

d) Địa điểm chính xác mà người mua muốn nhận hàng, thuộc nơi giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận.

V.Nhược điểm của điều kiện FCA

Nhược điểm của điều khoản FCA bao gồm:

  • Người bán có cơ hội tăng giá bán của hàng hóa,thông qua việc cộng thêm các chi phí phát sinh trong khi thực hiện nghĩa vụ của mình
  • Người bán phải chịu thêm nhiều rủi ro với bất kì đề xuất nào giữa người mua và người bán
  • Người mua có cơ hội nắm rõ được các chi phí thực tế trong việc bốc xếp và vận chuyển hàng hóa đến cảng đích
  • Người mua sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc mua bảo hiểm hàng hóa, chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và thông quan thành công.
  • Người mua không có trách nhiệm xin giấy phép xuất khẩu theo quy định, đây thuộc về trách nhiệm của người bán
  • Người mua phải cung cấp chính xác thông tin địa điểm giao hàng cho bên bán. Đồng thời, bên mua cũng phải tự tiến hành sắp xếp việc vận chuyển hàng hóa.

VI. So sánh FCA với FOB và EXW

Trong thực tế điều kiện FCA chiếm ưu thế hơn so với điều kiện FOB và EXW cụ thể:

FCA thuận lợi hơn FOB

– FOB là điều kiện không thích hợp cho hàng hóa chứa trong container, FOB quy định người bán phải giao hàng lên trên boong tàu,nhưng hầu hết container đều hạ hàng ở bãi tập kết hoặc kho CFS trước khi nhà vận chuyển đưa hàng lên tàu.Trong quá trình giao đến CY hoặc kho CFS có thể sẽ xảy ra rủi ro,thiệt hại giữa người mua và người bán.

– Còn điều kiện FCA được điều chỉnh phù hợp với phương tiện vận tải container. Theo đó, người bán và người mua thỏa thuận rằng, người mua thực hiện việc xếp và chất hàng lên phương tiện vận tải cho người bán cung cấp. Nơi chuyển giao rủi ro có thể là cơ sở của người bán hoặc một địa điểm nào trong phạm vi nội địa người bán. Từ đó giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua như điều kiện FOB

FCA thuận lợi hơn EXW

– Điều kiện EXW,người mua phải chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu cho lô hàng có thể gây tốn kém chi phí, thời gian và gây trở ngại cho bên nhập khẩu

– Về phía người bán, theo EXW họ không có nhiệm vụ phải bốc,xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải mà bên mua cung cấp. Tuy nhiên, người bán có lợi thế tốt hơn trong việc bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải.Nhưng EXW thì toàn bộ chi phí và trách nhiệm đối với các rủi ro vẫn đang thuộc về người mua

– Còn đối với FCA mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Người bán hàng thì có lợi trong việc cung cấp giấy phép cho quá trình thông quan xuất khẩu .Vô hình chung đã giúp cho bên mua hạ thấp một phần chi phí cho lô hàng nhập khẩu

Trên đây là toàn bộ nội dung về điều kiện FCA cũng như điều kiện sử dụng của FCA trong Incoterm 2020. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của người bán và người mua khi áp dụng FCA trong thương mại quốc tế.

Hy vọng thông tin về Phí AMS  được Kênh Khóa học xuất nhập khẩu online giới thiệu trên đây sẽ hữu ích tới bạn.

>>>>> Tham khảo thêm:

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Local Charges Là Gì?

C/O là gì? Các loại C/O

Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế

Tổng hợp thuật ngữ xuất nhập khẩu thường sử dụng

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *